www.benhvienmyphuoc.vn

ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THAI KỲ VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT

04/05/2024

Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Đái tháo đường thai kỳ (ĐTĐTK) là tình trạng rối loạn dung nạp glucose ở bất kỳ mức độ nào, khởi phát hoặc được phát hiện lần đầu tiên trong lúc mang thai. Bệnh ngày càng gia tăng ở phụ nữ mang thai, điều đáng lo ngại ĐTĐTK hiếm khi gây ra các triệu chứng rõ rệt, bệnh chỉ được phát hiện trong những lần khám thai định kỳ, nếu không được chẩn đoán và điều trị đúng cách sẽ gây nhiều tai biến ảnh hưởng đến sức khỏe cả mẹ và bé.

Thông tin dưới đây do Bs Võ Nguyễn Nhật Nam – Khoa Phụ Sản MPH chia sẻ sẽ giúp chị/em có thêm nhiều thông tin hữu ích để có một thai kỳ khỏe mạnh:
Bệnh viện Đại học Y Dược
Dấu hiệu của bệnh đái tháo đường thai kỳ
  • Tiểu nhiều lần trong ngày
  • Khát nước liên tục
  • Tăng cân quá nhanh
  • Mệt mỏi, mắt mờ
Các đối tượng nào có nguy cơ ĐTĐTK?
  • Người thừa cân, béo phì.
  • Tiền sử gia đình có người bị ĐTĐ, đặc biệt là người ĐTĐ thế hệ thứ nhất.
  • Tiền sử sinh con ≥ 4000g.
  • Tiền sử bất thường về dung nạp glucose bao gồm tiền sử ĐTĐTK trước, glucose niệu dương tính.
  • Tuổi càng cao thì nguy cơ càng tăng, ≥ 35 tuổi là yếu tố nguy cơ cao của ĐTĐTK…
Những ảnh hưởng của ĐTĐ lên đến mẹ và thai nhi:
Bệnh đái tháo đường thai kỳ - Mẹ bầu nào cũng cần nắm rõ
Ảnh hưởng trên mẹ:
  • Gia tăng tỷ lệ sẩy thai, thai lưu, sanh non.
  • Tăng huyết áp thai kỳ.
  • Đa ối.
  • Nhiễm trùng tiết niệu, viêm âm đạo, viêm cổ tử cung.
  • Tăng nguy cơ mổ lấy thai.
  • Tăng nguy cơ tiến triển thành ĐTĐ type 2 và những biến chứng lên tim, thận, mắt,...
Ảnh hưởng trên thai:
  • Tăng tỷ lệ thai chết lưu trong tử cung.
  • Tăng nguy cơ sẩy thai, sanh non.
  • Dị tật bẩm sinh
  • Chậm phát triển các cơ quan.
  • Thai có cân nặng lớn hơn hoặc nhỏ hơn so với tuổi thai
Điều trị và dự phòng: Mục tiêu là giúp đường huyết ổn định, giảm biến chứng cho mẹ và bé
Chủ động phòng ngừa đái tháo đường thai kỳ
Thay đổi chế độ ăn:
- Nên: thịt nạc, cá nạc, đậu hũ, sữa không đường, gạo lức,đậu, rau củ quả, trái cây ít ngọt ( bưởi, cam, quýt, táo, dưa gang,...), ưu tiên thức ăn hấp luộc, hạn chế đồ chiên xào,ăn chậm, ăn nhiều bữa trong ngày ( 3 bữa chính và 2-3 bữa phụ).
- Hạn chế: bánh kẹo, nước ngọt, rượu bia kem, chè, trái cây ngọt, giảm ăn mặn, giảm những thực phẩm nhiều chất béo (thịt mỡ,da,lòng đỏ trứng,nội tạng,...), đồ đóng hộp.
- Thay đổi chế độ nghỉ ngơi, vận động hợp lí:
  • Vận động nhẹ nhàng như đi lại trong phòng hoặc các bài thể dục nhẹ nhàng vừa sức kết hợp với nghỉ ngơi hợp lí.
  • Vệ sinh, tắm rửa sạch sẽ hàng ngày, giữ tinh thần thoải mái lạc quan
  • Báo cho nhân viên y tế khi: thấy hoa mắt, chóng mặt, bé máy ít, hay đau bụng từng cơn, ra máu âm đạo, vỡ ối,... Xét nghiệm chẩn đoán:
  • Đi khám thai định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ và làm các xét nghiệm tương ứng với tuần tuổi thai.
  • Xét nghiệm dung nạp đường ở tuổi thai 25 - 28 tuần để tầm soát đái tháo đường thai kỳ.
   --------------------------------------------------------------------------
Bệnh viện Đa Khoa Mỹ Phước
Đường TC3, Tổ 6, Khu Phố 3, Phường Mỹ Phước, TX.Bến Cát, Bình Dương.
ĐT: 0274-3535.777 Fax: 0274.3553.659
Website: 
https://benhvienmyphuoc.vn